Diễn biến Trận_Solicinium

Valentinianus I - vị Hoàng đế thắng trận Solicinium[10].

Quân Alemanni đóng cứ ở các sườn núi.[2] Ngọn núi này cao ngất và gần như là không thể leo lên được.[8] Các đạo quân La Mã đã hội quân,[9] và các tướng lĩnh truyền lệnh cho ba quân, vốn đang hừng hực khí thế, chờ lệnh bố trận. Trước khi miêu tả trận đánh, Ammianus ngưng lại để kể rằng Valentinianus I ra lệnh cho Sebastianus phải dàn quân sau trận tuyến của quân Alemanni để tiêu diệt đối phương ngay khi họ tháo chạy. Khi duyệt binh, Hoàng đế đột ngột rời đi tìm phương cách tốt hơn, một con đường nào đó rộng mở không bị canh giữ,[8] để chiếm được ngọn núi mà quân Alemanni đóng giữ.[2] Ông ra quyết định này khi chưa hề tham vấn các võ tướng của mình, thành ra tai hại. Hoàng đế và các tùy tùng của ông bị đánh úp và bản thân ông thì thoát chết nhưng mất cái mũ trụ được trang hoàng bằng vàng và đá quý[8] và được các cận vệ giữ cho ông. Các cận vệ này cũng biến mất trong cuộc chạm trán mà không để lại dấu tích gì.[2]

Theo cuốn An universal history: from the earliest accounts to the present time, Phần 1, Tập 17, bất chấp lợi thế của quân Alemanni, các chiến binh La Mã đã tấn công quân rợ bằng lòng vô cùng dũng cảm.[3] Theo sử gia AnhEdward Gibbon, khi cuộc tổng tiến công bắt đầu, quân La Mã vây khắp và tiến lên ngọn núi từ ba hướng khác nhau.[8] Dù một vài lần họ bị đánh bật[3], cứ mỗi bước tiến của các chiến binh La Mã đã gia tăng sĩ khí của họ và làm nhụt chí kháng cự của người Alemanni.[8] Miêu tả của Ammianus về trận đánh là hỗn hợp của một loạt các yếu tố cục bộ như khả năng giao đấu của quân La Mã và sự táo bạo của quân Alemanni, ngoài ra còn một số chi tiết rất súc tích như vai trò quan trọng của hai Sĩ quan trẻ tuổi trong cuộc chiến đấu trên dốc. Cuối cùng, sau khi leo lên đồi với khó nhọc khủng khiếp, quân La Mã hợp lại và chiếm được đỉnh núi, quân Alemanni lâm vào hỗn loạn. Tàn quân Alemanni bắt đầu bỏ chạy và quân La Mã hăng hái dụ rợ xuống phía Bắc - nơi Bá tước Sebastianus và đạo quân hùng hậu đã được lệnh chờ sẵn. Đạo quân của ông đã tàn sát quân Alemanni trong biển máu, khiến cho quân Alemanni hoàn toàn tan rã.[2][3][8][9]

Một số người Alemanni đã trốn thoát khi màn đêm buông xuống, song do cuộc triệt thoái của họ bị Sebastianus cắt mất nên phần lớn đội quân của họ đã bị tiêu diệt.[3]

Trong sử cũ của mình, Marcellinus đã ghi rõ tên của hai Sĩ quan quả cảm cùng với quân tướng La Mã trận vong ở Solicinium.[2]